Triển khai tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 1/2024
14/03/2024 - 10:42
Ngày 13/3/2024, UBND huyện ban hành Văn bản số 330/UBND-DVNN về triển khai tiêm phòng vắc-xin gia súc, gia cầm đợt 1/2024.
.jpg)
Ảnh minh họa
Qua đó, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai một số nhiệm vụ sau:
Phòng Nông nghiệp và PTNT
Tham mưu UBND huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật của huyện, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn để kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tiêm phòng và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Báo cáo kịp thời Trưởng Ban Chỉ đạo những địa phương thiếu quan tâm và tỷ lệ tiêm phòng thấp, không đảm bảo theo tiến độ để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch kiểm tra liên ngành công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh động vật; kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin; thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường; hoạt động giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật năm 2024.
Tham mưu UBND huyện tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tiêm phòng đợt I và đợt II/2024.
Hướng dẫn các địa phương tổ chức rà soát lực lượng thú y hành nghề tư
nhân, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn xã, thị trấn để hình thành nhóm
cộng tác viên nhằm huy động lực lượng, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống
dịch bệnh động vật tại địa phương.
Phòng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí đảm bảo phục vụ cho công tác tổ chức hội nghị, kiểm tra, giám sát tiêm phòng; chủ động dự phòng nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện khi có dịch xảy ra; hướng dẫn các địa phương mua hóa chất, vật tư phòng chống dịch bệnh động vật.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
Trực tiếp làm việc với Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong việc tiếp nhận vắc-xin, hóa chất và cung ứng cho các địa phương, phục vụ kịp thời công tác tiêm phòng. Thu hồi vỏ lọ vắc-xin sau tiêm phòng để kiểm soát và tổ chức xử lý tiêu hủy theo quy định. Đồng thời, sớm hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán kinh phí sau khi kết thúc đợt tiêm phòng theo quy định.
Phân công trong lãnh đạo, viên chức tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh gia súc, gia cầm tại các địa phương.
Chú trọng, theo dõi, kiểm tra tình hình dịch bệnh, công tác tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm đối với các chương trình, dự án hỗ trợ tại địa phương, đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định trước khi nhập đàn.
Tăng cường công tác giám sát tiêm phòng tại các trang trại chăn nuôi lợn;
thực hiện cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh lợn giống bố mẹ, lợn con
nuôi thương phẩm chấp hành tiêm phòng đầy đủ vắc-xin LMLM (Lở mồm long móng) và Dịch tả trước khi xuất bán cho người chăn nuôi. Đồng thời, tích cực vận động người chăn nuôi tự giác tiêm phòng vắc-xin LMLM cho đàn lợn của gia đình.
Đề nghị UBMT Tổ quốc Việt Nam, các hội đoàn thể huyện phối hợp các đơn vị liên quan, các địa phương tăng cường vận động, tuyên truyền hội viên, đoàn viên, người chăn nuôi nhận thức đúng về công tác tiêm phòng, thực hiện tốt công tác tiêm phòng, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật.
UBND các xã, thị trấn
Tham mưu Đảng ủy chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc, các hội đoàn thể phối
hợp tổ chức tốt công tác tiêm phòng đợt 1 năm 2024, đảm bảo đạt tỷ lệ theo quy định. Đồng thời, tích cực vận động hội viên chăn nuôi tự giác mua
vắc-xin LMLM tiêm phòng cho đàn lợn gia đình mình và định kỳ vệ sinh, tiêu
độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, ngăn ngừa sự xâm nhập dịch bệnh; nhất là
bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Rà soát, nắm chắc tổng số đàn vật nuôi để xây dựng kế hoạch tiêm phòng đợt 1/2024 các loại vắc-xin được ngân sách tỉnh hỗ trợ gồm: Cúm gia cầm, LMLM trâu bò, Viêm da nổi cục trâu, bò. Đối với các loại vắc-xin không được ngân sách tỉnh hỗ trợ như: Dịch tả heo Châu phi, Dại chó mèo, các bệnh truyền nhiễm khác vận động người chăn nuôi tự mua vắc-xin để tiêm phòng (thời gian, loại vắc-xin, đối tượng, phạm vi tiêm phòng, kinh phí thực hiện theo Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 28/02/2024 của UBND huyện).
Tập hợp lực lượng thú y hành nghề tư nhân, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn để hình thành nhóm cộng tác viên nhằm huy động lực lượng và gắn trách nhiệm trong công tác quản lý chăn nuôi, tiêm phòng, cảnh báo sớm dịch bệnh, phát huy hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
Tăng cường thời lượng tuyên truyền về thực hiện khai báo chăn nuôi và kế hoạch tiêm phòng trên Đài truyền thanh địa phương, thông báo lịch tiêm phòng cụ thể đến thôn, làng, khu phố và phổ biến các quy định phòng, chống dịch bệnh động vật, chế độ hỗ trợ rủi ro cho người dân biết để hợp tác và phối hợp thực hiện.
Chỉ đạo trưởng thôn (làng, khu phố) và thú y cơ sở để giám sát từng hộ chăn nuôi và kiểm soát hoạt động xuất, nhập động vật, nuôi mới, tái đàn gia cầm, phát hiện sớm và báo cáo nhanh các ổ bệnh mới xảy ra để được phối hợp, xử lý, bao vây, dập tắt kịp thời. Đồng thời, đôn đốc, kiểm tra xác nhận công tác tiêm phòng vắc -xin Cúm gia cầm của các trang trại, gia trại (từ 2.000 con gà trở lên) làm cơ sở để tính tỷ lệ tiêm phòng tại địa phương.
Thành lập Tổ cơ động xử lý, chữa trị phản ứng vắc-xin gia súc, gia cầm trong thời gian triển khai tiêm phòng và có mặt kịp thời để hướng dẫn người chăn nuôi chữa trị, chăm sóc. Trường hợp xảy ra gia súc, gia cầm chết, gia súc sẩy thai do tiêm phòng, cần sớm có chế độ hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi để khôi phục sản xuất.
Đối với các địa phương có trâu, bò thả núi, cần có phương án cụ thể, có biện pháp kiên quyết đưa trâu, bò về hoặc cử đội ngũ thú y đến tiêm phòng, đảm bảo đúng tiến độ và đạt tỷ lệ theo quy định.
Tổ chức triển khai thực hiện công tác khai báo chăn nuôi theo quy định; tổng hợp, quản lý, làm cơ sở để xem xét, hỗ trợ khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra. Đồng thời, rà soát, thống kê tổng đàn chăn nuôi trong quá trình triển khai tiêm phòng thuộc địa bàn, để đánh giá khả năng tăng đàn tại địa phương.
Chỉ đạo nhân viên thú y thực hiện chế độ báo cáo tiến độ tiêm phòng mỗi ngày 01 lần vào cuối ngày gửi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp để chủ động trong việc cung ứng vắc-xin và báo cáo số liệu cho ngành cấp trên. Tăng cường công tác quản lý vắc-xin trong quá trình tiêm phòng, hạn chế hao hụt vắc-xin chỉ ở mức từ 3% trở xuống.
Chỉ đạo nhân viên thú y khi kết thúc đợt tiêm phòng mỗi loại vắc-xin, chậm nhất sau 15 ngày tham mưu báo cáo kết quả tiêm phòng. Đồng thời nộp toàn bộ vỏ lọ vắc-xin đã nhận sau khi sử dụng xong, hoàn chỉnh chứng từ nộp về Trung tâm Dịch vụ nông nghệp để thực hiện chế độ thanh quyết toán tiền mua vắc-xin và tiền công tiêm phòng.
Tin và ảnh: Hoàng Hải